Chắc hẳn product key dùng để kích hoạt các phiên bản Windows 7/8/8/1/10 không còn xa lạ gì với chúng ta rồi đúng không nào? Nhưng bạn có thực sự hiểu rõ về khoá sản phẩm kích hoạt này? Mặc dù, các key Windows đều là một dãy chữ số gồm 25 ký tự, nhưng nó lại được phân ra thành nhiều loại key khác nhau. Vậy nó có khác biệt gì và có những loại gì, thì ngay lặp tức hãy tham khảo bài viết tìm hiểu về các loại key bản quyền Windows này nhé.
Giới Thiệu
Key Windows được phân ra thành một số loại như key Retail, key VL (MAK), key OEM, hay key KMS. Mỗi key đều có một đặc điểm riêng, và dùng cho nhiều mục đích kích hoạt khác nhau, từ cá nhân cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Biết được thông tin từng loại key này, sẽ giúp bạn có một vốn hiểu biết nhất định để kích hoạt cho chiếc máy tính của mình. Hay để từ đó, mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn mua key bản quyền từ các đại lý, các cửa hành kinh doanh nhỏ lẻ, hoặc từ những cá nhân cung cấp các key kích hoạt.
Trong bài viết hôm nay, TIMT đã tổng hợp thông tin từng loại key từ các diễn đàn khác nhau. Nếu có gì không hiểu bạn cứ để lại phản hồi để được TIMT giải đáp sớm nhất. Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, phân biệt các loại key bản quyền Windows và phương thức hoạt động của nó ở bên dưới nhé !
Note: Đặc biệt đối với bài viết sau TIMT sẽ cố gắng gửi đến bạn nốt bài viết hướng dẫn kiểm tra trạng thái kích hoạt Windows, cũng như cách check key Windows…
Phân Loại Các Loại Key Bản Quyền Windows
1. Key Retail
Là key Windows dành cho mục đích bán lẻ. Mỗi key, thường sẽ có từ 1 đến 3 lượt kích hoạt cho các thiết bị khác nhau. Đối với dạng key này bạn chỉ cần nhập trực tiếp vào cửa sổ kích hoạt trong mục “Windows Activation”. Sau khi kích hoạt thành công có thể nó sẽ tự nhận bản quyền kỹ thuật số vĩnh viễn và ăn theo mainboard. Ngoài ra, loại key này còn được dùng để kích hoạt By Phone và có thể get web lấy Step 3 hay còn gọi (Confirmation ID -CID).
2. Key MAK
MAK(Multiple Activation Key) là phiên bản dành cho doanh nghiệp. Đây là key dùng để kích hoạt một hoặc một số lượng lớn máy cùng lúc bằng điện thoại hoặc trực tuyến thông qua hệ thống máy chủ KMS của Microsoft. Nó sẽ có số lượt activate (kích hoạt) online nhiều hơn loại key Retail. Nên sẽ có thể kích hoạt trực tiếp cho nhiều máy tính khác nhau.
- GVLK (Group Volume License Key). Là một dạng của MAK. phương pháp hoạt động giống y hệt. Chỉ khác là Server KMS không phải là Server của Microsoft mà là 1 Server của người chủ key được Microsoft cấp chứng nhận hoạt động là quản lý bởi Microsoft.
- CSVLK (Microsoft Customer Support Volume License Key). Cũng là một dạng của MAK, giống y hệt GVLK (Group Volume License Key) nhưng thay vì Server của người chủ Key thì được thay bằng 1 Server ảo trên Microsoft Azure do Microst làm và quản lý trực tiếp.
3. Key OEM
OEM license (Original Equipment Manufacturer) là một phiên bản của Windows đi kèm với một máy tính mới có thương hiệu. OEM License có giới hạn là nó chỉ có thể thực hiện một clean install hoặc Custom install, nhưng không được phép nâng cấp (upgrade)
- OEM: SLP Keys (System Locked Pre-installation). Đây là dạng Key rất phổ biến trong các máy tính được cài đặt sẵn Windows hiện nay. Key chỉ được phát hành cho các nhà sản xuất lớn như Dell, Asus, Sony,HP,… Key này làm việc trên cơ sở chứng chỉ phần cứng BIOS SLIC. Và do đó đây là loại key duy nhất có thể kích hoạt bằng offline mà không cần liên hệ với Microsoft.
- OEM: COA Keys (Certificate of Authentication ). Chúng cũng là một key OEM và cần acrive trực tuyến hoặc gọi điện. Key này hoạt động trên nền tảng file Cert. Nếu file Cert không hợp lí với key, key sẽ không hoạt động được. Với cơ chế này, Key hoạt động như một hình thức nhận biết sản phẩm phần mềm chính hãng. Nếu cần cài lại thì vẫn có thể active lại được nếu có file cert chuẩn. Dạng này có tại Windows XP, Windows Vista, Windows 7. Sau này dòng này bị loại bỏ và thay bởi OEM: SLP Keys.
- OEM: NONSLP Keys (Non System Locked Pre-installation). Bản này dành cho bán lẻ hoặc các nhà sản xuất phần cứng nhỏ lẻ, không thương hiệu, kích hoạt bằng ID thiết bị.
4. Key KMS 180 Ngày
Key Active KMS hoạt động y hệt GVLK (Group Volume License Key). Tuy nhiên Server thường là Server Offline hoặc 1 máy chủ online không được Microsoft chứng nhận. Với hình thức kích hoạt này thì Windows sẽ có hạn sử dụng 6 tháng (180 ngày), hết 6 tháng thì phải kích hoạt lại.
Phương Thức Kích Hoạt Các Loại Key
1. Key Activate Online
Là những loại key VL (MAK) hoặc Retail mà trên Server của Microsoft còn lượt còn lượt kích hoạt. Để sử dụng key này bạn chỉ cần dán trực tiếp vào cửa sổ kích hoạt của Windows hoặc Office. Nhưng phải phù hợp với phiên bản Retail hoặc VL của Windows hay Office đang dùng. Đối với Windows thì ngay sau khi kích hoạt bằng key online có thể sẽ nhận bản quyền kỹ thuật số vĩnh viễn. Còn Office thì chúng ta cần phải backup lại key ngay để sử dụng cho nhiều lần nếu sau khi cài lại hệ điều hành.
2. Key Activate By Phone
Là những key MAK hoặc Retail đã hết lượt kích hoạt online. Nhưng do máy chủ lưu lượt active và máy chủ activate by phone không đòng bộ hóa ngay lập tức, nên có thể sử dụng những key này để kích hoạt by phone. Nhưng khi máy chủ được đồng bộ thì những key này sẽ bị khóa và không thể dùng để kích hoạt by phone được nữa.
Chính vì vậy, để tranh thủ còn lượt kích hoạt hoặc vừa hết lượt kích hoạt online. Bạn có thể dùng công cụ MSAct Plus để add key và lấy step 2 dán vào các trang GetCID đối với key “Retail” để lấy step 3. Còn đối với key “VL” chúng ta phải dùng skype gọi lên tổng đài kích hoạt của Microsoft cũng để lấy step 3.
3. Key Activate Offline
Đó là những key OEM: SLP Keys (System Locked Pre-installation). Key này làm việc trên cơ sở chứng chỉ phần cứng BIOS SLIC. Chỉ cần cài đúng phiên bản Windows, hệ thống sẽ tự động kích hoạt. Nó sẽ ăn sâu vào mainboard.
Nếu là OEM sau khi kích hoạt nó sẽ ăn mainboard của máy. Khi cài đúng phiên bản nó sẽ tự động kích hoạt
4. Key KMS 180 Ngày
Đây là loại key được kích hoạt qua Server offline hoặc 1 máy chủ online. Thay vì đi qua Máy chủ Kích hoạt Microsoft, các khóa KMS đi qua các máy chủ KMS của công ty hay một doanh nghiệp. Khi Windows được cài đặt lại trên máy tính đó, khoá key này có thể được sử dụng để kích hoạt lại cùng hoặc một máy tính khác. Đối với hình thức kích hoạt này máy tính sẽ có hạn dùng là 180 ngày.
Khi kiểm tra thấy Windows thấy có hạn sử dụng, có thể là máy tính bạn được kích hoạt key KMS 180 ngày được Microsoft cho phép hoặc khả năng là máy bạn đang sử dụng Windows Crack/Lậu.
Lời Kết
Như vậy là Tiện Ích Máy Tính đã gửi đến các bạn bài viết Tìm Hiểu Về Các Loại Key Bản Quyền Windows, Key Retail, MAK, OEM, KMS. Có thắc mắc bạn cứ việc để lại bình luận phía dưới nhé. Chúc các bạn thành công !!!
1 Bình luận
Dương Minh
Bài viết đẹp và dễ hiểu thật . Cảm ơn ad lần nữa…