Sau những bài viết về cách tạo VPS Free mà TIMT đã chia sẻ thì đến hiện tại có thể những cách đó có thể không còn hiệu quả nữa. Nên để có thể giúp bạn phục vụ cho các công việc mà VPS mang lại thì hôm nay TIMT sẽ có bài viết hướng dẫn cách tạo VPS Google Cloud miễn phí mới. Đối với cách tạo VPS này bạn sẽ có được một em VPS cấu hình tương đối cao để sử dụng. Bên cạnh đó còn có thể không giới hạn số lượt tạo VPS trên Qwiklabs này. Chúng ta hãy cùng bắt đầu vào bài viết hướng dẫn Tạo VPS Google Cloud Cấu Hình Cao Miễn Phí Trên Qwiklabs Chi Tiết trong ngày hôm nay nhé.
Giới Thiệu
Đối với cách tạo VPS Google Cloud trên Qwiklabs này bạn sẽ tạo được tối đa hạn dùng 2 giờ và không giới hạn số lần tạo. Thông thường nếu những bạn nào quan tâm và biết đến VPS từ Google Cloud thì không dễ dàng đăng ký miễn phí như cách thông thường, có thể phải dùng thẻ Visa để reg. Không những vậy hàng VPS của Google thì bạn biết nó chất lượng như thế nào rồi. Nó cũng không thua kém hàng VPS của hãng Microsoft Azure…
Để có được VPS Google Cloud Free này thì chúng ta phải thông qua một trang trung gian, cung cấp các dịch vụ về nghiên cứu, học tập như trên Qwiklabs. Đây là một trang khá nổi tiếng để phục vụ cho người dùng, đặc biệt là sinh viên hoặc những người dùng chuyên nghiên cứu về lĩnh vực CNTT. Đương nhiên chúng ta phải trả phí $ nếu muốn dùng trên Qwiklabs. Thế nhưng, hiện tại có một trang “cung cấp mã code free” để đăng ký tài khoản miễn phí mà không cần phải trả phí, hay mất một đồng nào cũng như không cần sử dụng thẻ Visa để reg.
Công việc của ad sẽ giúp bạn đăng ký trên Qwiklabs, và tạo được VPS Google Cloud như các hướng dẫn chi tiết bên dưới. Để tạo thành công thì bạn cần phải đọc kĩ từng bước, sau khi đã biết cách tạo rồi bạn có thể không còn đọc hướng dẫn, và tự tạo cho mình một cách nhanh chóng. Chúng ta cùng bắt đầu thôi nhé!
Có thể dùng VPS Google Cloud này để làm gì?
- Có thể tải về những file có dung lượng lớn để sao lưu trên các dịch vụ đám mây
- Cài đặt những phần mềm mà cấu hình máy tính cá nhân không đáp ứng
- Mở/kiểm tra các tập tin có thể chứa mã độc, virus hay từ email
- Làm những Video hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm
- Treo một số tựa game
- Và còn nhiều hơn thế nữa…
Ưu điểm của VPS Google Cloud hạn dùng 2h
- Máy chủ được đặt ở Singapore nên quá trình điều khiển (remote) mượt mà, nhanh chóng, không giựt lag.
- Có thể sử dụng hệ điều hành Windows Server 2019.
- Cho phép cài đặt bất kỳ phần mềm nào.
- Không giới hạn số lượt tạo VPS khi hết hạn.
- Giao diện dễ sử dụng.
- Cấu hình cao.
- Băng thông lớn: 100Gbps.
Nhược điểm của VPS Google Cloud hạn dùng 2h
- Chỉ dùng được trong thời gian khá ngắn trong khoảng 2 tiếng đồng hồ
- Khi hết hạn VPS sẽ không thể lưu phiên làm việc đồng nghĩa với việc dữ liệu đã tải ở trong máy sẽ bị biến mất theo (hãy upload trước khi VPS hết hạn)
Một vài lưu ý khi dùng VPS Googld Cloud trên Qwiklabs
- Không nên tạo nhiều tài khoản trên Qwiklabs. Vì nó sẽ phát hiện dấu hiệu Spam trên địa chỉ IP của bạn và sẽ Block không cho bạn tạo được VPS nữa.
- Không nên Build cấu hình VPS cao hơn mức khuyến nghị mà TIMT có hướng dẫn bên dưới.
- Khi được tặng “9 Credits” để tạo VPS nếu dùng gần hết mà không đủ Credits bạn đừng lo lắng. Hãy F5 lại trang và tìm lại bài LAB nó sẽ chuyển đổi tài khoản cho bạn thành “Monthly Subscription” như là phí $ miễn phí hàng tháng. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thể tạo được không giới hạn lần tạo VPS.
- Khi sử dụng được VPS không nên dùng nó để đào Coin, hay chạy chương trình nào đó làm cho VPS bị Full CPU, Full RAM, Full Internet. Vì Google Cloud cũng sẽ rất nhạy cảm, phát hiện và lặp tức Block VPS và Block luôn tài khoản trên Qwiklabs của bạn.
Hướng dẫn tạo VPS Google Cloud trên Qwiklabs
Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào địa chỉ này, để tiến hành copy mã code tạo VPS Google Cloud Free. Sau khi truy cập xong, bạn click vào button “Copy code”.

Nhấn vào button –> Copy code
Bước 2: Sau khi nhấn vào “button code” nó sẽ chuyển sang button “Claim” và bạn hãy tiếp tục nhấn vào nó.

Chọn –> Claim
Bước 3: Dán code mà ban đầu bạn đã sao chép vào ô “Enter the code below”, tick chọn captcha sau đó chọn “Submit”.

Dán code đã sao chép –> Submit
Bước 4: Nhấn “Join” để tạo tài khoản mới trên qwiklabs

Chọn –> Join để tạo tài khoản mới
Bước 5: Cửa sổ đăng ký tài khoản mới hiện ra. Đầu tiên bạn đặt tên vào “First name” và “Last name”.

Đặt tên vào của bạn vào
Bước 6: Bạn hãy truy cập vào địa chỉ TEMP Mail tại đây. Để lấy email ảo đăng ký tài khoản, sau khi truy cập xong tự động bạn sẽ nhận được địa chỉ email tạm thời. Click vào biểu tượng “Copy” để sao chép địa chỉ email này.

Click vào biểu tượng copy để sao chép địa chỉ Email
Bước 7: Bạn dán địa chỉ email vừa sao chép vào cửa số đang đăng ký. Sau đó điền đầy đủ các thông tin còn lại như “Company”, mật khẩu và chọn “Create account”.
Lưu ý nhấn tạo xong, bạn hãy giữ tab này lại không được thoát nó đi.

Điền địa chỉ email, company, mật khẩu và tick chọn captcha –> Create account
Bước 8: Nhấn tạo tài khoản xong, bạn quay lại trang Temp Mail để check lại thư xác nhận. Sau khi nhận được thư như bên dưới, bạn nhấn chọn vào nó.
Bước 9: Nhấn vào “Confirm email address” để xác nhận đăng ký tài khoản.

Chọn –> Comfirm email address
Bước 10: Nhấn xong nó sẽ dẫn bạn đến cửa sổ đăng nhập. Bạn hãy tiến hành đăng nhập tài khoản của mình như bình thường.

Tiến hành điền email và mật khẩu –> Sign in để đăng nhập
Bước 11: Bước này khá quan trọng, bạn hãy trở lại tab ở “Bước 7” với hình ảnh minh hoạ bên dưới. Và tiến hành điền email và mật khẩu và chọn “Sign in” để đăng nhập lại một lần nữa. Nếu không thực hiện đúng, có thể bạn phải làm lại từ đầu.

Đăng nhập lại tài khoản một lần nữa
Bước 12: Đăng nhập xong bạn hãy chọn vào phần “Account” của mình nếu nó xuất hiện “9 Credits” tức là bạn đã tạo tài khoản thành công. Nó sẽ tặng bạn “9 Credits” như là phí $ để tạo VPS Free trên này…
Trường hợp bạn kiểm tra lại mà nó để “0 Credits” thì bạn đã tạo tài khoản không thành công. Phải tạo lại từ đầu và phải làm đúng như hướng dẫn.

Tạo tài khoản thành công! Tài khoản được tặng “9 Credits”
Bước 13: Vẫn ở cửa sổ của tab này. Bạn gõ vào ô tìm kiếm với từ khoá “auto” sau đó tìm và chọn đến bài lab có tên “Autoscaling TensorFlow Model Deployments with TF Serving and Kubernetes”.

Chọn bài lab –> Autoscaling TensorFlow Model Deployments with TF Serving and Kubernetes
Bước 14: Chọn xong nó sẽ xuất hiện cụ thể bài lab như bên dưới. Bạn tiếp tục chọn đến bài lab này và bài lab này có hạn dùng là 2 tiếng. Đồng nghĩa với việc VPS của bạn có hạn dùng là 2 giờ đồng hồ, hết hạn thì bạn có thể vào tạo lại. Bạn có thể tìm đến các bài lab khác để có hạn dùng cao hơn, hoặc nếu bài lab này bị giới hạn thì có thể tìm bài lab khác.

Tiếp tục nhấn chọn vào bài lab này
Bước 15: Kế tiếp chọn “Start Lab” để bắt đầu bài lab này và để tạo VPS Free trên Google Cloud.

Chọn –> Start Lab
Bước 16: Chọn “Launch with 7 credits” để chạy nó với mức phí 7 credits.

Chọn –> Launch with 7 Credits
Bước 17: Lặp tức nó sẽ tiến hành khởi chạy và đếm ngược thời gian. Bạn hãy nhanh tay nhấn chọn vào “Open Google Console” để truy cập vào Manage Google Cloud để tạo VPS. Username & Password chính là tài khoản và mật khẩu của tài khoản tạm thời của bạn. Hãy sao chép và đăng nhập vào trang quản lý…

Chọn –> Open Google Console
Bước 18: Copy Username và Password đã được cung cấp, sau đó bạn đăng nhập vào tài khoản Google.

Đăng nhập tài khoản quản lý Google Cloud của bạn vào
Bước 19: Lần đầu tiên đăng nhập nó sẽ có thông báo chào mừng như bên dưới. Bạn cứ việc chọn “Accept” để chấp nhận.

Chọn –> Accept
Bước 20: Tiếp theo nó sẽ chuyển hướng bạn đến trang quản lý “Google Cloud Platform”. Bạn chọn Country bất kỳ và tick chọn vào 2 ô như bên dưới sau đó chọn “AGREE AND CONTINUE”.

Chọn Country và tick chọn vào 2 ô điều khoản –> Agree and Continue
Bước 21: Để tạo VPS bạn hãy để ý đến cột bên góc bên trái tại phần “COMPUTE” bạn chọn “Compute Engine” và chọn “VM instances”.

Chọn “Compute Engine” –> “VM instances”.
Bước 22: Chọn “CREATE INSTANCES” để tuỳ chỉnh cấu hình tạo cho VPS.

Chọn –> CREATE INSTANCES
Bước 23: Thiết lập các mục như name cho VPS (có thể để mặc định). Tại phần “Region” và “Zone” bạn hãy thiết lập như trong ảnh nếu như muốn sử dụng VPS có Server là Singapore. Bạn có thể chọn vùng khác nhưng tốc độ Remote có thể sẽ không được nhanh như Singapore.

Thiết lập các tuỳ chỉnh như trên ảnh nếu như bạn muốn sử dụng VPS Remote nhanh, mượt.
Bước 24: Tiếp đến tại phần “Machine type” bạn nên chọn cấu hình VPS 4 CPU, 16GB RAM như bên dưới. Có thể chọn cấu hình cao hơn tí, nhưng chắc chắn sẽ dễ bị die và block VPS bởi Google Cloud.

Chọn cấu hình VPS 4 CPU, 16GB RAM
Bước 25: Tại phần “Boot disk” bạn chọn “Change” để thay đổi hệ điều hành cho VPS.

Chọn –> Change
Bước 26: Bạn có thể tuỳ chọn các thiết lập như bên dưới để chọn hệ điều hành là “Windows Server 2019” và tại phần “Boot disk type” chọn kiểu ổ cứng SSD và dung lượng maxium của ổ cứng cho phép là 65 GB.

Thiết lập các tuỳ chỉnh như trên
Bước 27: Kéo thanh trượt đến gần cuối trang sau đó chọn “Create” để tiến hành tạo VPS.

Chọn –> Create
Bước 28: Chờ cho quá trình tạo VPS diễn ra, quá trình này diễn ra khoảng 5-7 phút.

Chờ cho quá trình tạo VPS diễn ra
Bước 29: Sau khi xong, nó sẽ xuất hiện địa chỉ IP để kết nối vào VPS như hình bên dưới. Bạn hãy copy địa chỉ IP này để vào Remote VPS.

Copy địa chỉ IP của VPS
Bước 30: Bạn nhấn vào “Start Windows” sau đó gõ vào ô tìm kiếm với từ khoá “remote” và chọn vào app “Remote Desktop Connection”.

Gõ vào ô tìm kiếm “remote” –> Remote Desktop Connection
Bước 31: Dán địa chỉ IP của VPS vừa sao chép vào cửa sổ của ứng dụng “Remote Desktop Connection”.

Dán địa chỉ IP của VPS vào ứng dụng
Bước 32: Trở lại với cửa sổ quản lý VPS. Tại phần “Connect” bạn chọn vào mũi tên xuống sau đó chọn “Set Windows Password” để đặt User name và Password cho VPS.

Chọn –> Set Windows Password để đặt tài khoản và mật khẩu cho VPS
Bước 33: Lặp tức một bảng “Set new Windows password” xuất hiện. Bạn hãy đặt Username của mình vào sau đó chọn “Set”.

Đặt usernae –> Set
Bước 34: Tiếp theo bảng “New Windows password” xuất hiện và mật khẩu sẽ được tạo tự động, bạn hãy copy mật khẩu này để vào VPS.

Sao chép mật khẩu được tạo –> Close
Bước 35: Kết nối VPS thành công! bạn hãy lấy Username và Passoword vừa Set để vào kết nối VPS. Ở lần kết nối đầu tiên bạn sẽ thấy xuất hiện bảng thông báo Certificate, bạn cứ việc tick chọn “Don’t ask…” sau đó chọn “Yes”.

Tick chọn –> Don’t ask –> Yes

Kết nối VPS thành công. Đây là giao diện VPS khi bạn truy cập vào lần đầu tiên

Màn hình desktop của VPS

Dung lượng ổ cứng của VPS

Băng thông lên đến 100Gbps max speed

Tốc độ đo đạt khi Download, Upload trên Speedtest. Tốc độ gần như Max Speed

Địa chỉ IP VPS

Thông tin cấu hình của VPS
Lời Kết
Vậy là Tiện Ích Máy Tính đã chia sẻ đến các bạn bài viết Tạo VPS Google Cloud Cấu Hình Cao Miễn Phí Trên Qwiklabs. Có thắc mắc hay góp ý gì, bạn vui lòng bình luận bên dưới. Chúc các bạn thành công!
3 Bình luận
công
không được rồi nó không thưởng cend
Andre
đúng rồi =(
Hung
Ngon. Thanks ad nha