Đối với bài viết trước TIMT đã hướng dẫn các bạn cách cài Kali Liunx trên máy ảo VMware. Nếu bạn đang cần bài viết này có thể xem lại hướng dẫn tại đây. Và chắc hẳn cũng có nhiều bạn đang thắc mắc làm sao để tạo USB cài Kali Liunx và chạy được song song với hệ điều hành Windows đang sử dụng. Đừng lo, tiếp nối chuyên mục này, thì bài viết hôm nay TIMT sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn cách để Tạo USB Cài Kali Linux Chạy Song Song (Dual Boot) Với Windows một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
Giới Thiệu
Đối với bài viết này bạn sẽ được tìm hiểu cách để tạo USB cài Kali Linux có thể chạy được song song (Dual Boot) với Windows, mà không ảnh hưởng gì đối với hệ điều hành đang sử dụng. Cách cài đặt Kali Linux cũng tương tự như ở bài viết cài máy ảo VMware đã giới thiệu. Nhưng khác ở chổ chúng ta sẽ sử dụng bộ cài Kali để tạo boot cho USB sau đó cài trực tiếp trên máy tính thật.
Đương nhiên khi sử dụng Kali Linux trên máy thật cũng có một phần ưu, và nhược điểm riêng. Đó là sẽ giảm bớt được tình trạng “full” tài nguyên so với việc vừa sử dụng Windows vừa sử dụng máy ảo có chứa Kali Linux. Nhưng ngược lại khi sử dụng chế độ “Dual Boot” chạy song song cả 2 trên máy thật. Thì nó chỉ cho phép chúng ta vào được một hệ điều hành. Nếu muốn sử dụng hệ điều hành kia thì phải resart và chọn lại hệ điều hành, điều này sẽ gây một chút bất tiện đối với người dùng có nhu cầu sử dụng cả 2 cùng 1 lúc.
Nhưng không vì vậy, mà vẫn có nhiều bạn chọn cách tạo USB cài Linux song song với Windows. Bởi vì, do nhiều yếu tố làm việc đòi hỏi Kali Linux phải hoạt động trên máy thật. Cũng như là do cấu hình không đáp ứng thực hiện cả 2 cùng một lúc như TIMT đã nói ở trên. Nên đây sẽ là bài viết chắc hẳn nhiều bạn cũng sẽ rất cần khi bắt đầu sử dụng Kali Linux cho quá trình học tập dài hạn…
Chuẩn Bị
- Đầu tiên bạn chuẩn bị một chiếc USB có dung lượng khoảng 8GB trở lên. Bởi vì bộ cài Kali Linux hiện nay dung lượng cũng xấp xỉ gần 4GB nên chúng ta không thể sử dụng những chiếc USB có dung lượng 4GB trở xuống.
- Tải về một bộ cài Kali Linux định dạng .*ISO. Bạn có thể tải về bản Kali Linux mới nhất theo đường dẫn tại đây
- Tải về công cụ WinSetupFromUSB để bung bộ cài Kali vào USB tại đây
Hướng Dẫn Tạo USB Cài Kali Linux Chạy Song Song Với Windows
1. Tạo Phân Vùng Mới Chứa HĐH Kali Linux
+) Đầu tiên bạn hãy tải về bộ cài Kali Linux và công cụ tạo boot cho USB. Sau đó tại màn hình desktop, bạn click chuột phải vào biểu tượng “Computer” –> Manage

Click chuột phải vào biểu tượng computer –> Manage

Lúc này, bạn hãy chọn vào phần –> Disk Managent ở cột bên trái. Sau đó bạn sẽ thấy được các phân vùng ổ cứng đang sử dụng

Tuỳ vào phân vùng ổ C, hay ổ D, E… của bạn đang trống dung lượng nhiều, thì chúng sẽ chọn phân vùng đó để tạo phân vùng mới chứa hệ điều hành Kali Linux. Click chuột phải vào phân vùng –> Shrink Volume

Một cửa sổ phân vùng hiện lên. Tại đây, bạn hãy tạo phân vùng mới với dung lượng chứa Kali là >=30 GB. Ở đây TIMT sẽ tạo phân vùng có dung lượng 40 GB
2. Dùng WinSetupFromUSB Để Bung Bộ Cài Kali Linux Vào USB
+) Tiến hành chạy công cụ WinSetupFromUSB mà bạn đầu bạn đã tải về. Sau đó chọn vào USB cần bung bộ cài Kali Linux…

Chọn vào USB mà bạn cần bung bộ cài Kali Linux. Sau đó chọn tiếp định dạng là FAT32, các thông số còn lại để mặc định như trên ảnh

Chọn vào biểu tượng như trên để đưa đến đường dẫn của bộ cài ISO Kali Linux. Sau đó nhấn –> GO để bắt đầu bung và tạo boot cho USB

Chờ cho quá trình bung và tạo boot cho USB diễn ra
3. Khởi Động Lại Máy Tính & Chọn Boot USB Kali Linux
+) Khi resart lại máy tính bạn nhấn phím boot option của hãng máy tính đang sử dụng. Nếu bạn không biết phím boot của hãng máy tính đang sử dụng. Có thể tham khảo list phím boot tại đây
+) Sau khi boot vào xong. Các thao tác cài đặt Kali Linux còn lại giống như bài viết tạo máy ảo trên VMware mà TIMT đã chia sẻ. Nếu bạn đã biết thì có thể cài đặt tương tự, còn vẫn chưa quen thì hãy xem lại các bước hướng dẫn bên dưới…

Chọn –> Graphical Install để có giao diện đồ họa trực quan và hỗ trợ chuột trong quá trình cài đặt

Chọn ngôn ngữ –> Continue

Chọn Location là “United States” –> Continue

Chờ một lúc cho chương trình mount những file media cần thiết để cài đặt

Chờ một lúc cho chương trình mount những file media cần thiết để cài đặt

Tại phần host name. Bạn có thể bỏ qua hoặc gõ từ khoá bất kỳ để khi cài đặt xong có thể thiết lập lại mạng sau –> Continue

Tiếp tục chọn –> Continue

Đặt tên cho USER –> Continue

Tiếp tục –> Continue

Tại bước này bạn đặt mặt khẩu cho user đã tạo. Bạn có thể bỏ qua phần đặt mặt khẩu –> Continue

Bạn chọn bất kỳ một trong các múi giờ như trên ảnh –> Continue

Chờ một lúc cho quá trình thiết lập diễn ra

Chọn –> Yes để xác nhận tạo mới phân vùng chứa phân vùng Kali Linux –> Continue

Khi tạo xong phân vùng mới nó sẽ xuất hiện như trên ảnh. Bạn chọn vào phân vùng hiện “FREE SPACE” –> Continue

Chọn –> Automaticcally để trình cài đặt tự động chia phân vùng –> Continue

Chọn như mặc định –> Continue

Chọn –> Finish partitioning and write changes to disk để hoàn tất.

Chọn –> Yes để ghi tất cả thay đổi vào ổ đĩa cứng. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tốc độ ổ cứng của bạn

Chờ cho quá trình cài đặt diễn ra

Tại bước này bạn tick chọn vào các soft cần sử dụng theo nhu cầu –> Continue

Chờ một lúc cho quá trình cài đặt phần mềm trong Kali Linux diễn ra…

Chọn –> gdm3 –> Continue

Chọn –> Yes để xác nhận cài đặt GRUB boot Loader.
Bước chọn cài đặt “GRUB boot Loader” rất quan trọng. Chế độ này cho phép lựa chọn giữa các hệ điều hành đã cài đặt trên đĩa cứng khi bạn khởi động máy. Và nó sẽ ưu tiên boot vào giao diện menu của Kali Linux trước, nếu muốn dùng Windows bạn chỉ cần chọn vào hệ điều hành Windows đang sử dụng.

Chọn ổ cứng chứa hệ điều hành gốc Windows –> Continue

Chờ một lúc cho quá trình cài đặt GRUB boot diễn ra

Như vậy là cài đặt thành công Kali Linux –> Continue để kết thúc
Bên dưới là một số hình ảnh về Kali Linux Version 2021.1 mới nhất sau khi cài song song trên hệ điều hành Windows
4. Resart Lại Máy Sẽ Hiện Menu Tuỳ Chọn Boot Vào Kali Linux vs Windows

Lúc này bạn sẽ 1 tuỳ chọn truy cập vào Kali Linux, và 1 tuỳ chọn truy cập vào Windows 10

Xuất hiện màn hình login mà bạn đã thiết lập user và passoword

Nhập mật khẩu đăng nhập –> Enter
Bên dưới là một số hình ảnh về Kali Linux Version 2021.1 mới nhất sau khi cài song song với Windows trên máy thật
Lời Kết
Vậy là Tiện Ích Máy Tính đã giới thiệu đến bạn bài viết Tạo USB Cài Kali Linux Chạy Song Song (Dual Boot) Với Windows. Có thắc mắc hay góp ý gì, bạn vui lòng bình luận bên dưới. Chúc các bạn thành công!